Bình chọn post

Tăng tốc website WordPress

Bạn có muốn tăng tốc website WordPresscủa mình? Việc này giúp website tải nhanh hơn để cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng số lượt xem, và giúp đỡ cho việc SEO. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu tới các bạn những phương pháp tối ưu hóa tốc độ WordPress nhằm tăng hiệu suất hoạt động cũng như tăng tốc website WordPress của bạn.

WordPress Speed

Bài viết này sẽ nói đến lý do tại sao tốc độ là quan trọn. Làm thể nào để kiểm tra tốc độ cũng như những gì làm website bạn chạy chậm.

Tại sao tốc độ là quan trọng với trang WordPresscủa bạn?

Nghiên cứu cho thấy rằng từ năm 2000-2016, khả năng tập trung trung bình của con người đã giảm từ 12 giây xuống còn 7 giây.

Điều này có ý nghĩ gì đối với người sở hữu website như bạn?

Đó là bạn có rất ít thời gian để cho người dùng thấy bài viết của bạn và thuyết phục họ ở lại trên website của bạn. Một trang web chậm có nghĩa là người dùng sẽ rời đi trước khi nội dung được tải xong.

Hiện nay, Google và các công cụ tìm kiếm khác đã bắt đầu áp dụng chính sách mới. Theo đó, các website có tốc độ truy cập chậm sẽ bị đẩy xuống dưới cho các kết quả tìm kiếm.

google wordpress 1

Vì lý do trên, nếu bạn muốn website có thêm lượng truy cập, lượt theo dõi, doanh thu hằng tháng,… Thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là khiến trang WordPress của bạn chạy nhanh hơn.

Làm thế nào để kiểm tra tốc độ website WordPress

Thường đối với những người mới thiết kế website thì họ sẽ cảm thấy OK khi website chạy nhanh trên máy của họ. Đó là một sai lầm lớn.

Tại sao lại như vậy? Vì khi bạn thường xuyên truy cập website của mình. Các trình duyệt phổ biến hiện nay như Chrome, Firefox, Opera, … sẽ lưu cache lại trên trình duyệt. Điều này làm cho website bạn sẽ phản hồi ngay lập tức khi truy cập lần thứ hai.

Tuy nhiên, đối với người dùng khác đến thăm website của bạn lần đầu thì không như vậy. Họ sẽ phải tải lại các nội dung trên website của bạn. Trong thực tế, những người dùng ở các địa điểm địa lý khác nhau sẽ có các trải nghiệm khác nhau.

Tại đây tôi cũng giới thiệu tới các một số website kiểm tra tốc độ website như:

google speed test la gi

Trên là những website kiểm tra tốc độ trực tuyến cho phép bạn kiểm tra tốc độ trang web từ các địa điểm khác nhau.

Điều gì làm cho website bạn chậm đi?

Sau khi kiểm tra tốc độ thì báo cáo trả về sẽ có những khuyến nghị để cài thiện trên website của bạn. Tuy nhiên hầu hết các khuyến nghị này đều mang tính kỹ thuật nên sẽ khó cho người mới bắt đầu. Việc tìm hiểu những nguyên nhân gây chậm website này chính là chìa khóa để cài thiện hiệu suất cho website bạn lâu dài.

Các nguyên nhân chính khiến website chậm là:

  • Web Hosting – Khi website WordPress của bạn được đặt trên máy chủ không ổn định hoặc dịch vụ hosting không chuyên cho website WordPress thì sẽ rất dễ khiến website của bạn chậm đi.
  • Cấu hình WordPress – Điều tối thiểu mà trang WordPress của bạn nên có là cached. Đây là chức năng sử dụng RAM trên server để lưu trữ cache khiến website chạy nhanh hơn.
  • Kích thước trang – Chủ yêu là hình ảnh bạn upload lên website mà chưa được tối ưu.
  • Plugins – Chỉ nên sử dụng plugin cần thiết, không nên cài quá nhiều plugin sẽ khiến website chậm đi.
  • Nội dung trang web – Ở đây nói đến các quảng cảo, bộ font chữ, … cũng là nguyên nhân khiến website bạn chậm đi.
  • Database – Sau một thời gian sử dụng bạn nên tối ưu database của mình. Việc database quá lớn sẽ khiến truy xuất chậm đi ảnh hưởng tới website mình.

Lời kết

Trên là một số nguyên nhân chính khiến website bạn chậm đi. Điều cuối cùng tôi muốn giới thiệu tới các bạn là dịch vụ nên chọn. Khi bạn sử dụng WordPressthì nên chọn dịch vụ WordPress Hosting thay vì các hosting thông thường. Một số nhà cung cấp dịch vụ WordPress Hosting như: DIGISTAR, MẮT BÃO, PA, NHÂN HÒA, INET, … Ở đây tôi thấy có một điểm mà phía DIGISTAR đã áp dụng mà các nhà cung cấp khác chưa áp dụng đó là tích hợp Memcached trên server. Đối với mỗi nhà cung cấp sẽ có một ưu/nhược điểm riêng. Qua bài viết này mong các bạn có thêm kinh nghiệm trong việc quản lý website và chọn được nhà cung cấp nên dùng.

Tác giả: Trịnh Đức Minh