5/5 - (1 bình chọn)

SSL (secure sockets layer) công nghệ bảo mật, mã hóa giữa máy chủ (web server) và trình duyệt (browser). Vậy thì, website nào cần dùng đến SSL? Và tại sao cần chúng cho website?

Thông thường, có rất nhiều website đang hoạt động trên Internet. Từ website được thông báo bảo mật cho đến không được bảo mật. Nhưng, nếu website của bạn có tương tác với khách hàng. Ví dụ, như cho phép người dùng đăng kí thành viên, bình luận hay blog, … Thì bạn nên đăng kí bảo mật nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho người tương tác với website.

Thực sự việc không đăng ký bảo mật thì website của bạn vẫn hoạt động được bình thường. Nhưng, điều này dễ dàng bị hacker đánh cắp thông tin cá nhân. Thông thường, khi đặng ký tên miền cho website mới sẽ không được bảo mật tuyệt đối, dễ dẫn đến tình trạng bị tấn công thông tin. Vì vậy, việc bạn đăng ký bảo mật cho website của mình sẽ ngăn chặn được việc đó. Không chỉ có tên miền thậm chí cả email của  mình.

Sẽ có 4 loại SSL chính. Và việc của bạn là lựa chọn gói bảo mật phù hợp cho website của mình.

  • DV SSL (domain validation): đây là bảo mật chứng thực tên miền của website. Đã được mã hóa an toàn khi trao đổi dữ liệu. Dịch vụ này phù hợp cho website cá nhân, nhỏ vừa đủ.
  • OV SSL (organization validation): bảo mật này chứng thực cả website và xác thực doanh nghiệp đó đang sở hữu website đó. Dịch vụ này phù hợp cho doanh nghiệp, công ty xác thực chủ sở hữu website.
  • EV SSL (extended validation): đây là chứng chỉ bảo mật cao cấp nhất dành cho các tổ chức được cấp phép hoạt động như doanh nghiệp hay cơ quan, … Đồng nghĩa với việc, dịch vụ này không thể cấp cho website cá nhân hay website nào khi chưa được cấp phép hoạt động.
ssl

SSL giúp bảo vệ website gia tăng sự tin cậy

Thực chất, EV SSL không bảo mật tốt như các bảo mật bình thường khác. Tuy nhiên, ở nó sẽ có một số khác biệt mà không một chứng chỉ nào có được:

  • Độ uy tín của website cao hơn vì quy trình xác thực rất kỹ.
  • Phí đảm bảo cao hơn so với các SSL khác.

Vì vậy, EV SSL không bảo mật cao về độ an toàn. Nhưng nó có giá trị về hình thức nhiều hơn so với các bảo mật  khác.

  • Wildcard SSL (wildcard SSL certificate): ở bảo mật này thường dành cho các website bán hàng. Bởi vì, đối với Wildcard SSL này, sẽ đăng kí dùng cho tên miền chính kèm theo tất cả các tên miền phụ của website.

Nhìn chung:

Các SSL giúp website nâng cao mức dộ tin cậy đối với khách hàng. Thông qua quá trình mã hóa các thông tin. Với mỗi bảo mật chỉ được một website duy nhất. Và một cơ quan xác thực danh tính chủ nhân website trước khi cấp bảo mật.

Việc đăng ký bảo mật phụ thuộc vào website cũng như bảo mật mà bạn cần đăng ký. Thường thì bạn cần CSR (đây là file chứa khóa cần thiết để yêu cầu cấp bảo mật). Thông tin cá nhân, thông tin doanh nghiệp (nếu bảo mật cho doanh nghiệp), tên miền và email bạn đăng ký.

Nhìn chung, tính bảo mật là ưu điểm hàng đầu ở SSL. Nhưng, bên cạnh đó nhược điểm của SSL là chi phí cao. Đi kèm với chi phí thì hiển nhiên sẽ được thiết lập một độ tin cậy và hiệu suất cao dành cho website. Nhưng điều này sẽ khiến tiêu tốn máy tài nguyên máy chủ rất nhiều.

Bạn cũng đừng quá lo lắng bởi điều này có thể khắc phục bằng cách sử dụng phần cứng mạnh hơn. Ưu điểm hay nhược điểm cũng không khác biệt là mấy. Việc SSL giúp bảo vệ website cũng như khách hàng sẽ gia tăng được sự tin tưởng cũng như bán hàng được tốt hơn.